Ghi nhớ những gì bạn muốn
820 views
Ghi nhớ toàn bộ bài giảng của thầy cô hay tất cả những gì bạn muốn chỉ với một vài bước cơ bản. Bạn có thực sự là người đãng trí? Nhớ những gì bạn muốn liệu có làm được? Một vài các phương pháp giúp cải thiện trí nhớ sau.
Trí nhớ là gì? Nói một cách đơn giản, trí nhớ là hoạt động trí tuệ giúp con người nhớ lại những gì đã học hỏi hoặc đã trải qua. Định nghĩa đơn giản này thực ra bao hàm cả một tiến trình phức tạp trong đó có sự tham gia của nhiều phẩn khác nhau của não.

Trí nhớ có thể ngắn hạn hoặc dài hạn.

       Trong trí nhớ ngắn hạn, não  tồn trữ thông tin  trong vài giây hay vài phút tức là trong thời gian lâu bẳng thời gian bạn quay một số điện thoại hoặc so sánh giá cả của vài món hàng ở chợ. Trí nhớ như thế thật là mong manh; và điều này phải như vậy vì  nếu không não của bạn chẳng bao lâu sẽ chứa đầy những số điện thoại bạn đã gọi, tên của tất cả các món ăn bạn đã gọi khi ăn tiệm và  tiết mục của mọi  quảng cáo bạn đã thấy trên truyền hình. Não của bạn có khả năng giữ trung bình đươc  bảy thong tin ,  vì vậy thông thường bạn có thể nhớ một số điện thoại mới trong vòng vài phút , nhưng bạn lại cẩn phài có thẻ tín dụng trước mặt khi gọi đặt mua một thứ gì trên mạng.

cach-ren-luyen-tri-nho

Các phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả

    Trí nhớ dài hạn có liên quan đến các thông tin mà bạn cố sức giữ lại  (dù là có ý thức hoặc không có ý thức) bởi vì những thông tin này có ý nghĩa đối với riêng bạn (như dữ liệu về gia đình hay bạn bè) , cẩn thiết cho bạn (như các thủ tục trong công việc hay các tài liệu bạn học để thi), hoặc  gây xúc cảm cho bạn ( như một cuốn phim lý  thú, lần đầu tiên bạn câu được cá, ngày chú của bạn qua đời). Một số thông tin lưu trữ trong trí nhớ dài hạn  đòi hỏi từ nơi  bạn một nỗ lực nhớ có ý thức: đó là trí nhớ tình tiết (episodic memories) liên quan tới các ký ức cá nhân  về những kinh nghiệm bạn đã trải qua vào những thời điểm xác định và trí nhớ ngữ nghĩa  (semantic memories) liên hệ tới các dữ liệu không có ràng buộc vào thời gian và nơi chốn, có thể là bất cứ thứ gì từ tên một hành tinh tới m ầu tóc của một em bé. Một loại trí nhớ dài hạn khác là trí nhớ phương thức (procedural memories) có liên quan tới các kỹ xảo và thủ  tục mà bạn sử dụng quá thông thường đến nỗi không cần phải có ý thức mới nhớ đươc.

Các phương pháp cải thiện trí nhớ của bạn

Không nên bực tức khi bạn không thể nhớ ra. Cố gắng nhớ và lưu giữ lại thông tin. Đây là một tình huống rất phổ biến – bạn gặp một người mới và chỉ vài giây sau đó đã quên tên của họ! Tên, mật khẩu, mã số pin và số điện thoại … một danh sách bất tận – với quá nhiều thứ để ghi nhớ, liệu chúng ta có thể nhớ hết không?

Tin tốt là “có”! Ngạn ngữ thường nói “văn ôn võ luyện” cơ mà. Nếu tập luyện trí não nhiều hơn, bạn sẽ nhớ nhiều hơn. Thuật ghi nhớ: ‘Thuật ghi nhớ’ là tên gọi khác của công cụ ghi nhớ để ghi nhớ thông tin dù đó là thông tin không hề dễ nhớ. Ví dụ để giúp mọi người nhớ được số ngày trong mỗi tháng, người ta đã xuất bản bài thơ “30 days hath September” với vần điệu rất dễ nhớ.

1. Bản chất của thuật ghi nhớ là mã hóa thông tin khiến chúng dễ nhớ hơn.

Não của chúng ta đã phát triển để mã hóa và phân tích các tác nhân kích thích phức tạp như hình ảnh, màu sắc, cấu trúc, âm thanh, mùi, vị, xúc giác, vị trí, cảm xúc và ngôn ngữ. Chúng ta sử dụng chúng để tạo nên mô hình thế giới phức tạp như ngày hôm này và trí nhớ của chúng ta đã ghi nhớ những dữ liệu đó rất tốt. Thật không may là các thông tin ta cần ghi nhớ trong cuộc sống hiện đại ngày nay lại được trình bày theo rất nhiều khác nhau – như cách trình bày chữ trong một tờ báo. Trong khi viết được xem là phương tiện phong phú và tinh tế để truyền đạt những thông tin phức tạp thì bộ não của chúng ta lại không dễ dàng mã hóa các thông tin dưới hình thức văn bản ấy. Và tất nhiên những thông tin như thế rất khó nhớ.

2. Sử dụng toàn bộ trí não để nhớ

Điểm mấu chốt nằm ở chỗ khi sử dụng hình ảnh tưởng tượng, bạn có thể mã hóa được thông tin và cả cấu trúc của thông tin này. Cũng vì hình ảnh thì rất sống động nên  chúng ta sẽ dễ dàng nhớ lại được khi cần. Các kỹ thuật trong bài này sẽ chỉ cho bạn cách mã hóa thông tin một cách sinh động bằng việc sử dụng câu chuyện, hình ảnh tưởng tượng, hành trình quen thuộc và nhiều thứ khác. Bạn có thể giúp bộ não ghi nhớ rõ ràng hơn bằng cách:

  • Sử dụng các hình ảnh tích cực và dễ chịu  vì não thường không tiếp nhận những hình ảnh khó chịu
  • Sử dụng hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc, nhiều xúc cảm – vì sẽ dễ nhớ hơn những hình ảnh đơn điệu, tẻ nhạt.
  • Sử dụng tất cả các giác quan để mã hóa thông tin hoặc làm mới hình ảnh. Hãy nhớ rằng thuật ghi nhớ của bạn có thể chứa âm thanh, mùi, vị, xúc giác, sự chuyển động và cảm xúc cũng như hình ảnh.
  • Biến hình ảnh trở nên sinh động hơn khi sử dụng cả 3 chiều, sự chuyển động và  không gian. Bạn cũng có thể sử dụng sự chuyển động để duy trì dòng liên tưởng hoặc để giúp bạn ghi nhớ hành động.
  • Phóng đại kích thước bộ phận quan trọng của hình ảnh.
  • Sử dụng sự hài hước! Sự vui nhộn hoặc những điều đặc biệt thường dễ nhớ hơn những điều bình thường.
  • Tương tự như vậy, những vần điệu thô lỗ cũng rất khó quên!
  • Ký hiệu (đèn giao thông màu đỏ, chỉ ngón tay, dấu hiệu đường bộ, vv) có thể mã hóa được những thông điệp phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả.

3. Thiết kế thuật ghi nhớ: Trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm

Ba nguyên tắc cơ bản được đề cập trong thuật ghi nhớ là trí tưởng tượng, sự liên tưởng và địa điểm. Phối hợp ba nguyên tắc trên có thể phát huy mạnh mẽ sức mạnh của thuật ghi nhớ.

4. Trí tưởng tượng: là những gì được sử dụng để tạo ra và củng cố liên tưởng cần thiết giúp việc ghi nhớ trở nên hiệu quả. Trí tưởng tượng là một vũ khí rất mạnh mẽ để ghi nhớ mọi thứ. Càng tưởng tượng nhiều và mường tường tốt, bạn càng dễ ghi sự kiện vào trong trí nhớ để dùng khi cần. Các hình ảnh được sử dụng cho thuật ghi nhớ của bạn có thể mang tíh bạo lực, sinh động, hoặc gợi cảm tùy ý, miễn là giúp bạn ghi nhớ được.

5. Sự liên tưởng: đây là phương pháp giúp bạn liên kết điều cần nhớ với cách thức ghi nhớ. Bạn có thể tạo các liên tưởng bằng cách:

  • Xếp chồng chúng lên nhau
  • Trộn lẫn chúng với nhau
  • Kết hợp hình ảnh với nhau.
  • Bao bọc chúng lại với nhau.
  • Quây chúng quanh nhau hoặc cho chúng tương tác với nhau.
  • Kết nối chúng bằng cách sử dụng cùng một màu sắc, mùi vị, hình dạng, hoặc cảm giác.
  • Ví dụ: Bạn có thể liên kết số 1 với một con cá vàng bằng cách hình dung một một cây xiên với hình dạng giống số một đâm xiên vào con cá.

6. Địa điểm: là phương pháp mang đến một bối cảnh mạch lạc để gắn kết thông tin lại với nhau và tách một ghi nhớ này với một ghi nhớ khác. Khi đặt một ghi nhớ trong một thị trấn cụ thể, tôi có thể tách biệt một ghi nhớ tương tự có bối cảnh xảy ra tại một thành phố. Ví dụ, khi đặt một ghi nhớ ở Wimbelon và một cái ở Mahattan, chúng ta có thể tách biệt cả 2 ghi nhớ mà không xảy ra nhầm lẫn nào. Bạn cũng có thể xây dựng mùi vị và không khí cho từng nơi diễn ra sự kiện dể tăng cường cảm giác về địa điểm.

7. Bạn hãy tập thể dục hàng ngày: Thể dục nhịp điệu (aerobics exercise) nếu tập đều sẽ  làm lưu thông máu huyết trong người. Đối với  não, tập thế  dục đểu đặn giúp tăng lương oxigen cung cấp cho não giảm rủi ro bị những bệnh có thễ dẫn đến mất trí nhớ , như tiểu đường và  tim mạch nâng cao các tác dụng tốt của các hoá chất trong não  và  bảo vệ các tế bào não. Thể dục cũng còn giúp bạn trở thành linh hoạt hơnvà đươc thư dãn hơn,  nhờ vậy mà trí nhớ  đươc cải thiện.

8. Bạn hãy sắp xếp đời sống cho ngăn nắp: Bạn hãy luôn luôn để những thứ thuờng dùng như các chìa khóa và kiếng mắt vào đúng chỗ của chúng. Bạn hãy dùng sổ công tác hoặc thời khoá biểu điện tử  để theo dõi các buổi hẹn , ngày đáo hạn của các hoá đơn và các công tác khác. Bạn hãy ghi các số điện thoại và đia chỉ vào sổ ghi địa chỉ hoặc trên máy vi tính hay điện thoại di động. Một sự sắp xếp hoàn chỉnh có thể giúp bạn bớt phải nhớ những điểu thường lệ.  Ngay cả nếu việc sắp xếp ngăn nắp không cải thiện được trí nhớ thì nó cũng có nhiều lợi ích như trí nhớ (chẳng hạn như bạn khỏi phải bận tâm  tìm kiếm chìa khoá).

9. Bạn hãy phân loai các điều bạn cần phải nhớ: Các thứ sắp xếp lộn xộn (chẳng hạn như bảng kê các đồ phải mua ở chợ) hết sức  khó nhớ. Muốn cho dễ nhớ,bạn hãy phân loại các thứ trên bảng kê. Giả sử như  sau khi phân loại , bạn thấy là ngoài những thứ khác bạn  phải mua bốn loại rau khác nhau thì bạn sẽ có thể nhớ các loại rau cẩn mua dễ dàng hơn.

10. Ban hãy giảm bớt căng thẳng tâm thần. Tình trạng căng thẳng mạn tính, tuy về thể chất không làm hại tới não, nhưng làm cho bạn ghi nhớ khó khăn hơn. Tuy vậy nếu kéo dài , tình trạng căng thẳng sẽ làm tổn thương não. Tóm lại tình trạng căng thẳng mạn tính sẽ ảnh hưởng lên sức khoẻ , trí nhớ của bạn và tác hại lên não, vì vậy  bạn cẩn phải biết làm sao kiểm soát được nó. Sự căng thẳng  không bao giờ có thể loại bỏ đươc, nhưng chắc chắn là có thể kiểm soát đươc..Ngay cả tình trạng căng thẳng tạm thời cũng làm cho bạn khó tập trung vào các ý niệm và vào việc quan sát các sự việc.Bạn hãy  tập thư dãn, tập yoga hay bất cứ môn thể dục nào “làm dãn xương cốt”, và nếu cẩn thì đi khám bác sĩ.

Copyright © 2019 by Lương: SXMB | xo so mien bac hom nay | lich thi dau bong da hom nay | lich thi dau bong da ngoai hang anh | ket qua bong da| xo so mien bac | lịch âm | xem tuổi vợ chồng theo ngày tháng năm sinh | XSMB thu 4